Chương trình đào tạo nghề ngành kỹ thuật điện (Elektroniker/in Ausbildung)
Tất cả các tiện nghi mà con người sở hữu ở thời điểm hiện tại đề được vận hành nhờ điện, vậy nên điện là một thứ rất quan trọng, không chỉ với công nghiệp sản xuất mà còn đối với cuộc sống thường nhật của chúng ta. Vì lý do đó mà các kỹ thuật viên thuộc ngành kỹ thuật Điện rất được săn đón với nhiều mức lương hấp dẫn.
- Công việc của kỹ thuật viên kỹ thuật điện
Đây là một ngành nghề quan trọng và cần thiết của nước Đức, vậy nên các công việc đối với ngành nghề này là rất đa dạng, ví dụ: lắp đặt hệ thống điện nhà máy, toà nhà, gia đình; trợ giúp lắp đặt các hệ thống máy chủ máy tính (Server) hay bảo trì, kiểm tra các hệ thống tự động hoá, dây truyền sản xuất; …. Bên cạnh đó, còn có các công việc đặc thù khác mà một kỹ thuật viên có thể thực hiện trong các lĩnh vực đặc thù chuyên ngành thuộc ngành này.
2. Về yêu cầu để được tham gia đào tạo
Đối với học viên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng thì điều kiện không thể thiếu đó là sở hữu bằng THPT quốc gia, hoặc có thể được thay thế bằng bằng tốt nghiệp đại học hay cao đẳng. Thêm vào đó là trình độ tiếng Đức đạt tối thiểu B1. Ngoài ra, ngành kỹ thuật điện đòi hỏi người làm cần có sức khoẻ tốt vì tính chất phải vận động nhiều, thêm vào đó là sự khéo léo để có thể làm việc được với những chi tiết nhỏ, các máy móc đắt tiền và phức tạp. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và cả khả năng làm việc độc lập là điều không thể thiếu đối với những kỹ thuật viên làm trong ngành này.
3. Về chương trình đào tạo
Trong khi được đào tạo, các học viên sẽ được học những kiến thức liên quan đến ngành, như: những kiến thức cơ bản của Kỹ thuật điện; Kỹ thuật mạch điện; Linh kiện điện tử; Bảo trì, lắp đặt các vật dụng, hệ thống điện tử,… Ngoài ra, một số môn học đặc thù sẽ được thêm vào chương trình học tuỳ thuộc vào chuyên ngành mà học viên chọn và học.
Đối với ngành kỹ thuật điện, ngoài những giờ học lý thuyết trên trường, các học viên còn được tham gia thực hành, làm việc tại các cơ sở hành nghề chuyên nghiệp. Điều này giúp cho các học viên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế và thành thạo các kỹ năng làm việc để có thể vận dụng cho công việc của mình sau này.
4. Về mức lương và cơ hội
Chương trình đào tạo nghề tại Đức không những miễn phí mà các bạn còn sẽ nhận được một khoản tiền trợ cấp trong quá trình học tập. Mức tiền trợ cấp này sẽ được tăng dần qua các năm học khác nhau:
Năm nhất: 700 – 1.100 EUR/tháng (trước thuế)
Năm hai: 825 – 1.130 EUR/tháng (trước thuế)
Năm ba: 875 – 1.200 EUR/tháng (trước thuế)
Như đã nói, nghề kỹ thuật điện là một nghề được săn đón tại nước Đức vậy nên không lấy làm lạ khi mức lương khởi điểm của người mới sau tốt nghiệp được coi là tốt, từ 2.800 – 3.000 EUR/tháng (trước thuế). Ngoài ra, đối với những làm việc lâu dài và trở thành những chuyên gia, kỹ sư thì mức lương có thể lên đến 5000 EUR/tháng (trước thuế). Nhưng số tiền này không chỉ dừng lại ở đó, bên cạnh lương, các khoản tiền khác theo luật lao động của Đức sẽ được trả thêm cho những người đi làm.
Với cơ hội việc làm là vô cùng nhiều đối với một ngành nghề được cho là nóng hiện, ở hầu hết mọi nơi trên nước Đức có con người sinh sống đều có thể có cơ hội việc làm, từ các hộ gia đình, lẫn các cơ quan, toà nhà, nhà máy,…. Ngoài ra các học viên sau khi tốt nghiệp còn có thể tiếp tục học tại các cơ sở đào tạo cao cấp hơn tại Đức như trường đại học, cao đẳng.