BẠN HIỂU GÌ VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI TÀU TẠI ĐỨC

Đào tạo nghề nhân viên đường sắt (Eisenbahner/in)

Trải qua nhiều thế kỷ xây dựng và phát triển, Âu châu nói chung và Đức nói riêng đều sở hữu một cơ sở hạ tầng về đường sắt vô cùng phát triển, chúng đã, đang và sẽ trở thành hệ thống giao thông nhanh và quan trọng nhất trong việc vận chuyển người cũng như là hàng hoá.

Nước Đức với gần 40.000 km đường tàu bao phủ đất nước, để vận hành được hệ thống này không phải là dễ, việc này phải cần đến vô số các nhân sự trong đó có những người lái tàu và vận hành điều hướng giao thông đường sắt.

  1. Công việc của nhân viên đường sắt là gì?

Công việc cụ thể của nhân viện đường sắt phụ thuộc nhiều vào vị trí mà họ được phân. Ví dụ trong vị trí vận hành đầu máy, thì công việc của họ là vận hành và duy trì đoàn tàu; hay trong vị trí điều hành tàu, công việc của họ là ở trong trung tâm, ra tín hiệu để điều hành và duy trì cách đoàn tàu di chuyển trong phạm vi được an toàn và đúng lịch.

2. Yêu cầu để được tham gia chương trình đào tạo

Thông thường, đối với một người Việt Nam muốn tham gia chương trình đào tạo nhân viên đường sắt tại Đức cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Sở hữu tối thiểu bằng B1 tiếng Đức
  • Đã tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng những ngành nghề công nghệ, cơ khí như Công nghệ kỹ thuật Hàn – Gò – Phay, công nghệ kỹ thuật ô tô, … tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong nước. Hoặc tốt nghiệp các ngành nghề liên quan tại các trường đại học tại Việt Nam.

Bên cạnh những yêu cầu về thủ tục, hồ sơ đó còn là những yêu cầu về sức khoẻ mà những người tham gia cần phải đáp ứng.

3. Chương trình đào tạo nhân viên đường sắt

Khi tham gia vào chương trình đào tạo, các học viên sẽ được học về nhưng kiến thức cơ bản, như luật đường sắt, ý nghĩa của các tín hiệu; ngoài ra còn học cách vận hành đầu máy, đoàn tàu và các sự cố kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình vận hành đầu máy.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt cũng là chương trình đào tạo nghề kép, điều này có nghĩa là các học việc ngoài những giờ học lý thuyết sẽ được đi thực tập thực tế tại các cơ sở.

4. Mức lương khi đi học và đi làm

Trong quá trình học tập, không những các học viên không những không mất học phí, mà còn được trả một khoản tiền không hề nhỏ, từ khoảng 1.000 EUR/tháng sau thuế, đối với năm thứ nhất, cho đến gần 1.150 EUR/tháng trong năm thứ ba đi học.

Đối với nghề này, khi hoàn thành khoá học và thời gian làm việc 40 tiếng/tuần, mức lương khởi điểm khoảng 2.500 EUR/tháng trước thuế và có thể lên tới 3.200 EUR/tháng trong những thời gian làm việc tiết theo. Bên cạnh đó, theo luật pháp Đức, mức tiền nhận được thực tế hằng tháng có thể cao hơn do mức thưởng và trả thêm trong các dịp ngày lễ, ngày nghỉ.

5. Cơ hội việc làm và phát triển

Nhu cầu về nhân viên đường sắt và lái tàu là khá cao. Vậy nên khả năng không có việc làm rất thấp, điều này được củng cố nhiều hơn nhờ các chính sách phát triển của chính phủ liên bang Đức hiện tại nhằm phát triển ngành đường sắt. Ngoài ra, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, các học viên hoàn toàn có thể chọn tiếp tục học để trở thành những chuyên gia hay kỹ sư đường sắt với mức lương mà theo đó cũng tăng lên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *