BỨC TƯỜNG BERLIN VÀ SỰ SỤP ĐỔ

  1. Thành phố Berlin bị chia cắt trước khi có bức tường.

Vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức bị chia thành 4 vùng chiếm đóng dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô. Berlin mặc dù nằm trong khu vực của Liên Xô, nhưng cũng bị chia rẽ giữa bốn cường quốc. Khu vực Mỹ, Anh và Pháp hình thành nên Tây Berlin và khu vực Liên Xô trở thành Đông Berlin. Sự phân chia nước Đức và bản chất của sự chiếm đóng đã được các nhà lãnh đạo phe Đồng minh xác nhận tại Hội nghị Potsdam, tổ chức từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945.

2. Bức tường Berlin đại diện cho sự bất đồng hệ tư tưởng trong Chiến tranh Lạnh

Mối quan hệ giữa các nước Đồng minh thời chiến trước đây mặc dù đã căng thẳng từ đầu năm 1942, thế nhưng ngày càng trở nên nghiêm trọng khi họ đấu tranh để đạt được thỏa thuận về định hình tương lai của châu Âu thời hậu chiến.

Đến năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô bắt đầu nổi lên như những ‘siêu cường’ đối lập về mặt tư tưởng, mỗi bên đều muốn tạo ảnh hưởng của mình trong thế giới thời hậu chiến. Nước Đức trở thành tâm điểm của chính trị thời Chiến tranh Lạnh và khi mà sự chia rẽ giữa Đông và Tây ngày càng rõ rệt, thì sự chia rẽ của nước Đức cũng vậy. Năm 1949, Đức chính thức tách thành hai quốc gia độc lập: Cộng hòa Liên bang Đức (FDR hoặc Tây Đức) liên minh với quốc gia dân chủ phương Tây và Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDC Đức hoặc Đông Đức) liên minh với Liên Xô.

Năm 1952, chính phủ Đông Đức đóng cửa biên giới với Tây Đức, nhưng biên giới giữa Đông và Tây Berlin vẫn mở. Người Đông Đức vẫn có thể trốn thoát qua thành phố để đến miền Tây ít áp bức hơn và giàu có hơn.

3. Bức tường Berlin phát triển theo thời gian

Vào ngày 15 tháng 6, lãnh đạo Đông Đức Walter Ulbricht tuyên bố rằng ‘không ai có ý định xây dựng bức tường cả’, nhưng vào đêm 12 – 13 tháng 8 năm 1961, một hàng rào bằng dây đã được xây dựng xung quanh Tây Berlin. Các điểm giao cắt được thiết lập giữa khu vực phương Tây và Liên Xô đã bị đóng cửa, chia cắt các khu dân cư và chia cắt các gia đình chỉ trong một đêm. Từ hàng rào thép gai này, Bức tường được xây thành một cấu trúc bê tông kiên cố bao quanh Tây Berlin và cô lập nó với lãnh thổ Đông Đức xung quanh.

4. Bức tường Berlin được bảo vệ nghiêm ngặt

Phần 27 dặm của hàng rào ngăn cách Berlin thành Đông và Tây bao gồm hai bức tường bê tông giữa là một “dải tử thần” rộng tới 160 thước chứa hàng trăm tháp canh, hàng dặm đường hào chống xe tăng, chó bảo vệ, đèn pha và súng máy ba dây.

Nó nằm dưới sự giám sát liên tục của lính biên phòng Đông Đức và trang bị đầy đủ vũ trang, họ được phép bắn bất cứ ai có ý định chạy trốn vào Tây Berlin. Đến năm 1989, Bức tường được bao bọc bởi 302 tháp canh. Hơn 100 người đã chết khi cố gắng vượt qua Bức tường Berlin trong suốt 28 năm lịch sử của nó.

5. Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989

Năm 1989, những thay đổi chính trị ở Đông Âu và bất ổn dân sự ở Đức đã gây áp lực buộc chính phủ Đông Đức phải nới lỏng một số quy định về việc đi lại đến Tây Đức. Tại cuộc họp báo ngày 9/11, người phát ngôn Đông Đức Günter Schabowski thông báo rằng người Đông Đức sẽ được tự do đi lại vào Tây Đức. Tuy nhiên, ông đã không nói rõ rằng một số quy định sẽ vẫn được áp dụng.

Truyền thông phương Tây đã đưa tin không chính xác rằng biên giới đã mở trở lại và đám đông nhanh chóng tập trung tại các trạm kiểm soát ở cả hai bên Bức tường. Việc kiểm tra hộ chiếu cuối cùng đã bị bỏ qua và mọi người vượt qua biên giới mà không bị giới hạn. Người Đông và Tây Berlin đã cùng nhau đến dự lễ kỷ niệm. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin là bước đầu tiên tiến tới thống nhất nước Đức.

Tác động chính trị, kinh tế và xã hội của sự sụp đổ của Bức tường Berlin càng làm suy yếu chính phủ Đông Đức vốn đã bất ổn. Nước Đức thống nhất vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, 11 tháng sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *