Đức có rất nhiều lễ hội và phong tục tập quán đặc sắc. Ở mỗi một vùng miền, người ta lại có những nét đặc trưng phong tục riêng biệt, đa dạng, phong phú đến nỗi không thể khám phá hết được. Bởi vậy mà thông qua bài viết này, chúng tôi muốn tập trung đi sâu và giới thiệu với bạn đọc về những lễ hội lớn của Đức. Thông qua đó, lịch sử ra đời của các lễ hội cũng sẽ được hé mở. Hi vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết hơn về nước Đức cũng như truyền thống của đất nước xinh đẹp này.
- Các ngày lễ, lễ hội vào mùa xuân:
1.1 Ostern – Lễ Phục sinh:
Ostern là một lễ hội mà hẳn ai cũng đều biết đến khi đặt chân đến Đức. Ngay từ khi người Đức cổ còn chưa biết đến sự tồn tại của Thiên chúa và con trai ngài, Jesus Christus, lễ hội mùa xuân này đã được tổ chức. Lễ Phục sinh là để tưởng niệm sự kiện chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại. Do Chúa Jesus vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu.
Do đó, lễ Phục sinh đã trở thành lễ hội quan trọng nhát của Cơ đốc giáo. Vào dịp lễ này, người ta thích luộc trứng và trang trí lên đó thật nhiều màu sắc rồi giấu đi. Những đứa trẻ sau đó phải đi tìm lại những quả trứng ấy. Quả trứng chính là một biểu tượng cho sự sống vĩnh cửu của chúa Jesus. Ngoài ra, Thỏ phục sinh cũng là một biểu tượng đặc sắc của lễ hội này.
1.2 April – Ngày lễ Tháng Tư:
Ngày 01/04 hay còn được gọi là ngày Cá tháng Tư – một ngày lễ đầy vui nhộn ở Đức. Vào ngày này, người ta thường hay yêu cầu nhau làm những việc nằm ngoài khả năng của bản thân hay những việc mà mình chả bao giờ làm được. Các bản tin, tin tức đại chúng nghe có vẻ đúng nhưng thực ra lại không phải là như vậy.
Đêm Walpurgis – đêm của phù thủy hay còn được gọi là ngày lễ của linh hồn, ma quỷ được tổ chức từ ngày 30/04 đến 1/5. Đêm Walpurgis là thời điểm thích hợp cho các nghi lễ khác nhau để thực hiện mong muốn, thu hút tình yêu và vân vân. Người ta tin rằng vào ngày này, các phù thủy dành giao ước.
1.3 Ngày lễ tháng Năm:
1/5 là ngày Quốc tế Lao động ở nhiều Quốc gia và cũng là ngày lễ quan trọng nhất của Đức vào mùa xuân. Khi ấy, cỏ cây xanh tốt, tiết trời ấm áp, dễ chịu. Nhiều người dân ở Đức thường ra ngoài, hòa mình với thiên nhiên. Tại ở cả vùng ngoại ô và thành phô, người ta thường dựng một cây gỗ to để trang trí. Vào buổi tối hôm trước, ‘’ Vũ điệu tháng Năm’’được tổ chức.
Tiếp đến là ngày 2/5 – ngày của Mẹ. Vào ngày này, các bà mẹ sẽ nhận được quà từ những đứa con hoặc cả nhà sẽ cùng nhau ra ngoài ăn.
Và sau 50 ngày kể từ khi lễ Phục sinh diễn ra thì cũng là lúc Pfingsten – Lễ Hạ Trần của Kito Giáo diễn ra. Đây là một lễ hội vui tươi và gợi nhắc chúng ta luôn nhớ về Chúa Thánh Thần, Đấng ban xuống sự sống mới. Cho đến ngày hôm nay, lễ hội vẫn để lại trong lòng nhiều người rất nhiều suy ngẫm. Ở Đức, Pfingsten là ngày nghỉ lễ kép, bao gồm ngày chủ nhật và ngày thứ hai. Người ta thường hay đến nhà thờ vào những ngày này để làm lễ, ra ngoài hít thở khí trời, tận hưởng thiên nhiên và đi hành hương vì mùa hè cũng sắp đến rồi.
2. Các ngày lễ, lễ hội tổ chức vào mùa hè:
Ngày 24/06 diễn ra Johannistag – ngày thánh Gioan Tẩy Giả của Kitô Giáo. Đây từng được coi là ngày Hạ chí của người Đức, người Celt và người Slav. Vào thời điểm ngày lễ ngày diễn ra, khi mặt trời lên cao nhất thì người ta tin rằng đó là lúc có được nhiều năng lực/ quyền lực nhất. Họ muốn đề cao khả năng sinh đẻ và sự thanh tẩy, trong đó, nước và lửa đều giữ những năng lượng, vai trò quan trọng.
Vào ngày chủ nhật sau lễ Pfingsten, những người theo Đạo Tin Lành đã cử hành ,, Trinitatis” (Chúa Ba ngôi). Đức Chúa trời đã mang trong mình ba ngôi vị: là Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúc Jesus Christ và Đức Thánh Linh. Cả ba cùng chung một thực thể. Ngày lễ có nguồn gốc từ thời Trung cổ, khi mọi người vẫn đang tìm kiếm một biểu tượng có thể đại diện rõ ràng cho sự hiện diện của Chúa.
Ngày 15/08 là ngày diễn ra lễ kỷ niệm Đức Mẹ Đồng trinh Maria. Lễ kính Đức Mẹ này không có nguồn gốc từ Kinh thánh nhưng là một giáo huấn Công giáo đặc biệt.
Vào 24/08 – ngày Thánh Bartholomew, ngư dân và những người chăn cừu thường tổ chức lễ hội của họ.
3. Các ngày lễ, lễ hội vào mùa thu:
Lễ Tạ ơn thường được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của Tháng 10 để tưởng nhớ vai trò của các mùa, mưa và nắng. Vào ngày này, người ta thường tạ ơn Chúa – Đấng ban sự sống. Các nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy với các lễ vật thu hoạch. Ở một số khu vực, các cuộc diễu hành tạ ơn với các tọa xe được trang trí vẫn diễn ra.
Vào cuối tháng 10, rượu được thu hoạch rất nhiều ở một số vùng của Đức, đặc biệt là trên sông Rhine và Moselle. Người dân thu hoạch nho tươi để có nguyên nhiên liệu mang đi ép rượu. Trong thời gian này, các lễ hội rượu vang diễn ở nhiều nơi.
Và không thể không nhắc đến Halloween diễn ra vào ngày 1/11. Cái tên Halloween bắt nguồn từ:’’ All Hallows Eve’’, đêm trước của ngày các Thánh. Vào Halloween, bạn có thể bắt gặp những quả bí ngô rỗng phát sáng trên nhiều ngôi nhà. Những đứa trẻ sẽ đi từ nhà này sang nhà khác để xin đồ ngọt hoặc trêu đùa. Ngoài ra, còn có những bữa tiệc hóa trang sôi động, nơi mọi người hóa trang thành ma hoặc phù thủy.
Vào ngày 1/11, Giáo hội Công giáo cũng tổ chức lễ Các Thánh và vào ngày 2 hoặc 3 tháng 11 là lễ Các Linh hồn để tưởng nhớ các vị thánh và những tín đồ đã khuất. Trong các nghĩa trang, các phần mộ được trang hoàng lộng lẫy và thắp nến.
Ngày 1/11 cũng là ngày trẻ em kỷ niệm thánh Martin, đặc biệt là ở các khu vực Công giáo của Đức. Saint Martin là người đã chia chiếc áo choàng của mình bằng thanh kiếm của mình để sưởi ấm một người ăn xin đang rét cóng. Với nhiều đèn lồng rực rỡ, họ diễu hành qua các con phố trong bóng tối và hát.
4. Các ngày lễ, lễ hội vào mùa đông:
Một năm mới của Hội thánh bắt đầu với Mùa Vọng đầu tiên. Mùa Vọng là thời gian chờ đợi sự trở lại của Chúa Jesus cũng như Lễ Giáng sinh. Khi những ngọn nến được thắp sáng trên các vòng hoa thì cũng là Noel đã đến rồi. Trong thời gian này, có rất nhiều lễ hội, chợ Giáng sinh và các buổi biểu diễn âm nhạc. Cũng vào lúc này, nhiều trẻ em mong chờ lễ hội Thánh Nicolas vào ngày 6/12 vì chúng sẽ được tặng rất nhiều đồ ngọt. Vào 24/12, quà được đặt dưới cây thông Noel. Nhiều người đến nhà thờ, hát Thánh ca, cầu nguyện và xum vầy, tụ họp bên gia đình. Noel kết thúc vào 31/12, người dân ở Đức thường ăn mừng cùng bạn bè trong đêm giao thừa và kết thúc luôn là màn bắn pháo hoa rực rỡ sắc màu. Như vậy là năm mới đã bắt đầu!
Ngày 1/1 là ngày đầu năm mới, người Đức ăn mừng và chúc nhau những điều tốt đẹp. Vào 6/1, người miền Nam Đức thường hay tổ chức Lễ Hiển linh để tưởng nhớ ba nhà thông thái từ phương Đông, những người đã theo ngôi sao đến Bethlehem. Các ca sĩ thường ca hát để gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ những trẻ em nghèo ở các nước khác.