9:55 sáng – bạn kiểm tra lại cửa hàng lần cuối. Áo khoác và áo len đều được treo đúng chỗ trên thanh treo quần áo, bạn đã xếp áo phông và quần dài gọn gàng trên bàn và sắp xếp chúng theo kích cỡ. Mọi thứ trông có vẻ tốt. May mắn thay, quầy tính tiền đã được kiểm và chuẩn bị bán. Được rồi, cửa hàng đã sẵn sàng mở cửa.
Nhân viên bán hàng làm công việc gì?
Là một nhân viên bán hàng, bạn bán tất cả các loại hàng hóa. Tùy thuộc vào doanh nghiệp hoặc bộ phận mà bạn làm việc, bạn sẽ bán các sản phẩm khác nhau. Ví dụ: thực phẩm, quần áo hoặc đồ điện tử.
Hầu hết thời gian bạn làm việc bằng máy tính tiền và thanh toán. Bạn cần tính các khoản giảm giá và khuyến mãi, xuất biên lai và hóa đơn cũng như làm báo cáo hàng ngày. Thanh toán không phải là công việc duy nhất của bạn. Bạn cũng sẽ tư vấn và thông báo cho khách hàng. Để làm điều này, bạn cần xác định những gì khách hàng muốn và đưa cho họ những hàng hóa phù hợp. Bạn cũng nhận đơn đặt hàng, khiếu nại và đổi hàng nếu cần thiết.
Một nhiệm vụ quan trọng khác của người bán hàng là đảm bảo luôn có nhiều hàng hóa cho khách lựa chọn. Để khách hàng cũng có thể tìm thấy đồ mong muốn, bạn cần đảm bảo rằng các loại hàng hóa tương ứng có sẵn trong kho. Để làm được điều này, trước tiên bạn kiểm tra hàng tồn kho, thực hiện các đơn đặt hàng và tiến hành kiểm tra. Ngoài ra, bạn cũng cần dọn kệ hoặc ghi giá của hàng hóa. Khi dọn hàng, bạn cần kiểm tra hàng hóa xem có bị thiếu sót hay ảnh hưởng chất lượng không. Đặc biệt khi làm việc với các sản phẩm dễ hỏng, chẳng hạn như trong siêu thị, điều quan trọng là phải kiểm soát số lượng, trọng lượng và hạn sử dụng.
Là một nhân viên bán hàng, bạn cũng tham gia vào việc thiết kế các dòng sản phẩm. Với cái gọi là “bán hàng trực quan”, bạn có thể xác định, hàng hóa nào có sẵn cho khách hàng, chúng được đặt ở đâu và các sản phẩm nào được đặt cạnh nhau hoặc được treo. Bạn cũng cần tính đến hàng hóa mới, nhóm khách hàng và phân khúc thị trường cũng như nhu cầu về hàng hóa cá nhân.
Công việc hàng ngày của nhân viên bán hàng diễn ra như thế nào?
Công việc chính xác của nhân viên bán hàng như thế nào phụ thuộc phần lớn vào loại hàng hóa mà bạn bán. Tuy nhiên, nhìn chung thì công việc của bạn là phân phối và sắp xếp hàng hóa. Đồng thời, bạn cũng chịu sự giám sát của khách hàng trong công việc hàng ngày. Vì vậy cần có nhiều giao tiếp với khách hàng. Là một nhân viên bán hàng, bạn nên giữ thái độ thân thiện và bình tĩnh, tư vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp và thể hiện tốt các kỹ năng giao tiếp. Điều quan trọng là có thể hỗ trợ khách hàng trong việc giải đáp thắc mắc về sản phẩm, vì vậy kiến thức về cửa hàng và sản phẩm cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, nhiệm vụ và các tình huống cũng có thể thay đổi thường xuyên, có lúc bạn đảm nhận công việc thu ngân, có lúc bạn đứng tư vấn sản phẩm cho khách hàng.
Là một nhân viên bán hàng, bạn thường mặc quần áo làm việc theo quy định, nhưng các công ty thời trang đôi khi coi trọng quần áo hợp mốt. Ngoài ra, giờ làm việc thường không cố định, tức là ca làm việc của bạn có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác hoặc tuần này sang tuần khác, đôi khi bạn làm ca sớm và bắt đầu tương đối sớm, đôi khi bạn làm ca muộn và do đó phải làm việc đến 9 giờ tối Bạn cũng nên tính đến việc phải đi làm vào các ngày thứ Bảy.
Nhân viên bán hàng làm việc ở đâu?
Sau khi học nghề bán hàng, bạn có thể làm việc trong siêu thị, trung tâm mua sắm hoặc doanh nghiệp bán lẻ chuyên biệt, chẳng hạn như cửa hàng bán đồ thể thao. Bạn làm việc chủ yếu ở phòng bán hàng hoặc kho và kho đông lạnh. Tuy nhiên, cũng có thể làm ở ngoài trời, ví dụ như tại quầy bán hàng hoặc trong không gian mở hoặc trong văn phòng.
Làm thế nào để trở thành một nhân viên bán hàng?
Về mặt lý thuyết, bạn có thể trở thành nhân viên bán hàng với bất kỳ bằng cấp nào của trường hoặc thậm chí không cần bằng cấp. Ba phần tư các nhà đào tạo mong đợi một giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học. Một tỷ lệ nhỏ các công ty muốn có giấy chứng nhận sau 10 năm đi học và 20% công ty không quan trọng bạn có bằng cấp gì.
Môn học | Điểm mạnh | Điều kiện làm việc |
Toán | Tò mò và sẵn sàng học hỏi | Môi trường: Cửa hàng |
Tiếng Anh | Chăm chỉ và cẩn thận | Làm việc vào thứ 7 |
Tiếng Đức | Sáng tạo và quyết đoán | Đi công tác chỉ trong trường hợp ngoại lệ |
Khoảng ⅓ các doanh nghiệp đào tạo rất coi trọng điểm tốt môn toán và tiếng Đức. Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ coi trọng kiến thức tiếng Anh tốt. Tuy nhiên ngay cả khi bạn không có trình độ tốt nhất trong các môn học này, tất nhiên bạn vẫn có thể xin học nghề. Quan trọng nhất là động lực của bạn dành cho việc học và sự sẵn sàng học hỏi của bạn. Những điểm mạnh khác mà nhà tuyển dụng mong muốn ở những nhân viên bán hàng tiềm năng là sự chủ động và quyết đoán, cũng như cách làm việc chính xác, cẩn thận.
Vì nhân viên bán hàng là một nghề trong lĩnh vực thương mại, bạn sẽ chủ yếu làm việc trong cửa hàng kinh doanh, ví dụ như trong siêu thị hoặc trung tâm mua sắm. Công việc này thường phải làm việc vào thứ 7 và không phải đi công tác.
Nhưng không phải tất cả các công việc bán hàng đều giống nhau. Môi trường làm việc của bạn có thể rất khác, tùy thuộc vào doanh nghiệp đào tạo và lĩnh vực bạn làm việc. Do đó, bạn nên suy nghĩ cẩn thận về công ty đào tạo và lĩnh vực công việc tương lai phù hợp với bạn nhất.
Bạn học được gì trong quá trình học nghề bán hàng?
Vì thân thiện và phục vụ tốt là yếu tố quan trọng nhất trong công việc này, nên việc tư vấn khách hàng được đặc biệt chú trọng trong quá trình đào tạo nghề thực tế của bạn với tư cách là một nhân viên bán hàng. Bạn sẽ học cách: thực hiện các cuộc đàm phán bán hàng và giải quyết phàn nàn, khiếu nại.
Ngoài ra bạn cũng cần có cái nhìn tổng quan về các loại hàng hóa thông báo cho khách hàng về ưu đãi. Bạn cũng sẽ học cách sắp xếp hàng hóa một cách chính xác và sử dụng tư liệu quảng cáo một cách thích hợp.
Tại trường dạy nghề, bạn sẽ học các môn dành riêng cho công việc về cách lấy hàng, cất giữ và bảo quản hàng hóa. Bạn cũng sẽ được dạy các môn học chung như tiếng Đức hoặc kinh tế học và xã hội học.
Quá trình đào tạo nghề bán hàng diễn ra như thế nào?
Trong quá trình học nghề bán hàng, bạn học tập ở cả doanh nghiệp và trường dạy nghề. Tại doanh nghiệp, bạn sẽ học được khía cạnh thực tế của công việc nhân viên bán hàng và đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể. Kiến thức lý thuyết được truyền đạt cho bạn tại trường dạy nghề. Trong quá trình đào tạo, bạn phải ghi sổ báo cáo về các nhiệm vụ và hoạt động của mình để làm bằng chứng cho việc học của mình. Người hướng dẫn sẽ kiểm tra sổ ghi chép của bạn thường xuyên.
Vào đầu năm đào tạo thứ hai, bạn sẽ phải thi một kỳ thi viết. Kết thúc khóa đào tạo bán hàng, bạn sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp, bao gồm 3 phần viết và một phần vấn đáp. Sau khi thi đỗ, bạn là một nhân viên bán hàng được nhà nước công nhận.
- Hình thức đào tạo: đào tạo nghề kép
- Thời gian đào tạo: 2 năm, có thể rút ngắn
- Trợ cấp học nghề: 895 – 987 €
Thu nhập trong quá trình học nghề bán hàng là bao nhiêu?
Là một nhân viên bán hàng, trung bình bạn có thể nhận được các khoản trợ cấp đào tạo sau đây trong thời gian học nghề của mình:
- Trong năm đầu tiên: 895 euro
- Trong năm thứ 2: 987 euro
Nhân viên bán hàng trong cửa hàng bán lẻ có thu nhập bao nhiêu?
Trong lĩnh vực bán lẻ, một nhân viên bán hàng được đào tạo có thể nhận được mức lương khởi điểm từ 1.900 đến 3.100 euro.
Đây là những ví dụ về thu nhập của người bán hàng. Tuy nhiên có nhiều lĩnh vực khác và nhiều quy định thuế khác nhau. Điều này có nghĩa là: Tùy thuộc vào tiểu bang, ngành và thỏa thuận lao động, thu nhập của bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn những con số này. Tùy thuộc vào trình độ của bạn, có thể được xếp loại trong các nhóm mức lương (Tarifgruppe) cao hơn. Với kinh nghiệm chuyên môn, bạn sẽ được nâng mức lương và do đó tiền lương tăng lên.
(Xem thêm tại: https://www.azubiyo.de/berufe/verkaeufer/gehalt/ )
Bạn có phù hợp với công việc nhân viên bán hàng không?
- Nghề nhân viên bán hàng rất phù hợp với bạn nếu:
+ Bạn thích tư vấn cho người khác
+ Bạn làm việc cẩn thận và chính xác
+ Bạn vẫn bình tĩnh và thân thiện ngay cả khi gặp khó khăn
+ Bạn giỏi tính toán
- Bạn phù hợp với một công việc khác hơn, nếu:
+ Bạn không thích nói chuyện với người lạ
+ Bạn không giỏi thuyết phục người khác
+ Bạn không thích đến việc bán hàng hoặc thanh toán
+ Bạn không thích làm việc độc lập
Vị trí làm việc của nhân viên bán hàng?
Bạn có thể tưởng tượng ra một công việc trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhưng bạn vẫn chưa chắc nghề nào phù hợp với mình nhất? Hãy xem các công việc liên quan sau đây:
- Trợ lý bán hàng
- Nhân viên quản lý văn phòng
- Môi giới bất động sản
- Nhân viên bán ô tô
- Nhân viên giao dịch ngân hàng
- Quản lý dự án
- Quản lý văn phòng
- Thư ký văn phòng
Đào tạo nâng cao và triển vọng tương lai?
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo bán hàng, bạn có nhiều cơ hội học nâng cao hơn nữa. Ví dụ: bạn có thể tiếp tục việc học của mình và trở thành một thương gia bán lẻ. Hoặc bạn học thêm khóa đào tạo nâng cao để trở một chuyên gia hoặc chuyên viên kinh doanh – thương mại. Hoặc cũng có thể học đại học ngành quản trị kinh doanh hoặc quản lý thương mại. Khi nói đến đào tạo nâng cao, có 3 con đường khác nhau:
- Đào tạo thích ứng: cập nhật kiến thức của bạn để hiểu được những phát triển trong các lĩnh vực hàng hóa, sản phẩm và bán hàng, dịch vụ khách hàng, tiếp thị hoặc tính toán.
- Đào tạo thăng tiến: Bạn muốn tạo dựng sự nghiệp thông qua đào tạo nâng cao, chẳng hạn như trở thành chuyên gia thương mại, chuyên gia bán hàng trong lĩnh vực bán lẻ hoặc chuyên gia kinh tế thương mại.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể học một chương trình ở Đại học:
Các chương trình học phù hợp là:
+ Quản trị kinh doanh (Betriebswirtschaftslehre)
+ Quản trị kinh doanh (Business Administration)
+ Quản trị kinh doanh thương mại
Nguồn: https://www.azubiyo.de/berufe/pflegefachmann/?fbclid=IwAR2jJS6LMlUrSXlOXAfwEdIHOXvFMnUEQB4UYazTW9J537tgNscGYczyJ0s