Trước tình hình dịch bệnh Covid 19, lễ Phục sinh lần thứ ba vẫn được tổ chức vào tháng 4 năm 2022. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, ý nghĩa của lễ hội này đối với những người theo đạo Thiên Chúa càng trở nên quan trọng hơn. Vào lễ Phục sinh, họ ăn mừng chiến thắng của sự sống trước cái chết. Vậy vào lễ Phục sinh, chúng ta có những điều gì đặc biệt và ý nghĩa của biểu tượng chú Thỏ Phục sinh là gì?
Trong năm nay, lễ Phục sinh sẽ diễn ra vào Chủ nhật, ngày 17/04. Lễ Phục sinh không có ngày lễ cố định mà sẽ linh động theo lịch. Theo như Thông Tấn xã Công giáo đưa tin, lễ phục sinh sẽ được tổ chức sau ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Bởi vậy, thời gian diễn ra lễ hội này luôn giao động trong khoảng thời gian từ ngày 22.03 đến ngày 25.04.
Lễ Phục sinh diễn ra hằng năm vào các ngày cuối tuần khác nhau. Do đó, các ngày lễ, lễ hội khác với những ngày tổ chức cố định như Lễ Hóa trang (Karneval), Lễ lá (Palmsonntag), Lễ Hạ Trần (Pfingsten),… cũng sẽ diễn ra vào các ngày khác nhau.
Vào Lễ phục sinh, chúa Jesus đã hồi sinh trở lại trên thập tự giá. Bởi vậy, lễ Phục sinh đã thiết lập niềm tin của rất nhiều người về sự hồi sinh sau cái chết.
Lễ Phục sinh là lễ hội lâu đời và quan trọng nhất của Cơ đốc giáo. Ngay cả những môn đồ đầu tiên của Chúa Giê-su cũng đã tổ chức lễ Phục sinh cách đây 2000 năm và quan tâm sâu sắc đến đức tin của họ vào những ngày này. Vào thế kỷ thứ tư, tại Hội đồng Nicaea năm 325, lễ hội Cơ đốc chính thức được ấn định vào mùa xuân: Chủ nhật sau ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân.
Những khủng hoảng của đại dịch Corona cũng đã có những tác động lớn đến các lễ hội năm nay. Trong năm 2020, lễ Phục sinh đã được tổ chức trong giãn cách Xã hội. Các nhà thờ do vậy cũng buộc phải đóng cửa. Giáo hội Công giáo đã tiến hành cung cấp nhiều dịch vụ vào các thời điểm khác nhau vào Lễ Giáng sinh để các quy tắc về khoảng cách luôn được tuân thủ.
1. Cái tên Ostern bắt nguồn từ đâu?
Nguồn gốc của cái tên Ostern vẫn chưa được làm rõ chính xác và còn khá nhiều hoài nghi. Có người cho rằng, cái tên Ostern xuất phát từ một lễ hội của người Đức để tôn vinh nữ thần mặt trời. Một giả thuyết lại cho rằng, cái tên này liên quan đến hướng Tây – hướng mặt trời mọc. Theo Tân Ước, ngôi mộ trống của chúa Giê-su được cho là đã được phát hiện vào buổi sáng sớm, ngay khi mặt trời mọc. Bởi vậy, bình minh cũng được cho là biểu tượng của sự hồi sinh và những khởi đầu mới.
2. Biểu tượng quả trứng trong lễ Phục sinh:
Ngay khi Giáng sinh kết thúc, hình ảnh ông già Noel sẽ nhanh chóng được thay thế bằng những chú thỏ và trứng socola trên các kệ hàng của siêu thị. Cứ vào mùa xuân là hình ảnh quả trứng phục sinh sẽ xuất hiện và được làm bằng nhựa, sáp nến, socola hoặc là trứng thật. Đây chính là một nét truyền thống lâu đời ở Đức. Quả trứng tượng trưng cho khả năng sinh sản, sức sống mới và sự tái sinh.
Vào thời Trung cổ, trứng gà luộc được nhuộm đỏ để tưởng nhớ đến sự đổ máu của chúa Jesus. Mãi sau này, các loại thực phẩm hình bầu dục cũng được trang trí bằng các màu sắc khác nhau.
Truyền thống nhuộm trứng vẫn được phát huy cho đến ngày nay với những màu sắc rực rỡ.
3. Tại sao lại xuất hiện hình ảnh Thỏ phục sinh vào dịp Ostern?
Thỏ phục sinh đã là một biểu tượng quen thuộc của lễ Phục sinh trong khoảng 300 năm. Một giả thuyết cho rằng, loài thỏ từng bị hiến tế giống như cừu phục sinh. Có ý kiến khác cho rằng, thỏ được chọn làm biểu tượng cho lễ phục sinh vì nó tượng trưng cho sự sinh sản và cuộc sống mới.
Ở Đức, Thỏ phục sinh là hình ảnh biểu tượng rất quen thuộc và thường hay được đúc bằng socola. Có khoảng 220 triệu chú thỏ socola được sản xuất ở Đức hằng năm và được xuất khẩu sang các quốc gia khác.